Các biến thể theo khu vực Setsubun

Mặt nạ Oni, những hạt đậu và Eho-maki

Trong khi việc ăn makizushi trong dịp Setsubun trong lịch sử chỉ gắn liền với khu vực Kansai của Nhật Bản, tập quán này đã trở nên phổ biến trên toàn quốc, chủ yếu là do những nỗ lực tiếp thị của các cửa hàng tạp hóa và cửa hàng tiện lợi.[10]

Tại khu vực Tohoku của Nhật Bản, gia chủ (theo truyền thống là cha) sẽ lấy những hạt đậu rang nắm trong tay, cầu nguyện tại đền thờ của gia đình, và sau đó ném những hạt đậu đã được thánh hóa ra cửa.

Đậu phộng (để thô hoặc được bọc một lớp bột giòn có vị ngọt) đôi khi được sử dụng thay cho đậu nành.[11]

Vào ngày Setsubun hiện nay, người Nhật cũng ăn Ehōmaki (恵 方 巻), Makisushi lớn hơn maki bình thường, hương vị ngọt hơn một chút và có chứa một số thành phần đặc biệt mà thường là không được sử dụng trong maki bình thường, chẳng hạn như nấm hương, theo truyền thống xuất phát từ vùng Osaka.[12]

Có rất nhiều biến thể của câu tụng Oni wa soto, fuku wa uchi. Ví dụ, ở thành phố Aizuwakamatsu, mọi người tụng câu "鬼の目玉ぶっつぶせ!" (Oni no medama buttsubuse!), nghĩa là "Đập nát mắt quỷ dữ!".

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Setsubun http://gojapan.about.com/cs/japanesefestivals/a/se... http://confusionindex.com/year/ http://www.japan-guide.com/e/e2285.html http://www.japanlinked.com/about_japan/fha/setsubu... http://www.jref.com/japan/culture/setsubun.shtml http://blog.jtbusa.com/all/setsubun-is-right-aroun... http://traveljapanblog.com/wordpress/tag/setsubun/ http://web.mit.edu/jpnet/holidays/Feb/setsubun.sht... http://www.japantimes.co.jp/life/2002/02/03/food/a... http://trendy.nikkeibp.co.jp/article/column/200901...